The post Cách nghiệm thu thi công sơn appeared first on Công nghệ sơn.
]]>Vậy sau khi công trình hoàn thành thì bạn sẽ nghiệm thu sơn nước như thế nào? Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn về vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới nội dung sau đây nhé.
Nếu bạn chỉ là một khách hàng đơn thuần thì sẽ rất khó để có thể biết cách nghiệm thu sơn nước trong trường hợp bạn thuê đội thi công sơn nhà cho mình. Với kinh nghiệm là một đơn vị thi công sơn lâu năm, công nghệ sơn xin chia sẻ về một số yêu cầu chất lượng của sơn nước như sau:
Bề mặt phải đạt được độ thẩm mỹ nhất định: mịn, phẳng,…
Bề mặt lớp sơn phải có sự kết dính bám chắc vào bề mặt tường.
Màu sắc theo đúng chỉ dẫn và yêu cầu.
Màu sắc đảm bảo bền màu theo thời gian.
Lớp sơn không bị biến đổi, phồng rộp, bong tróc sau khi hoàn thiện.
Bề mặt sơn có khả năng chịu được các thay đổi của các điều kiện biến đổi của thời tiết.
Để mang lại một công trình hoàn hảo nhất theo ý muốn của bạn thì ngoài việc lựa chọn hãng sơn, loại sơn, màu sơn,… thì yếu tố thợ thi công sơn chuyên nghiệp có ý nghĩa quyết định rất lớn đến chất lượng công trình của bạn. Chính vì vậy bạn nên trang bị một số kiến thức cần thiết cho quá trình thi công giám sát để đảm bảo hơn về hiệu quả công trình:
Việc thi công sơn đều phải tuân theo số lớp sơn được quy định trong hợp đồng hoặc thỏa thuận. Thông thường thì người ta thường thi công 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ để bảo vệ công trình tối ưu.
Chú ý đến độ ẩm tường. Độ ẩm tường nhà phải đảm bảo đạt dưới 16oC khi sử dụng may đo độ ẩm chuyên dụng. Hoặc để cho tường khô từ 21- 28 ngày trong điều kiện khô ráo sau khi tô hồ.
Chú ý thời gian thi công giữa các lớp sơn phải đảm bảo được rằng lớp sơn dưới phải khô thì chúng ta mới thi công đè lớp trên. Nếu công trình của bạn yêu cầu cao, thì sau mỗi lớp sơn hãy lấy giấy nhám đánh cho mặt lớp sơn nhẵn mịn sau đó thì mới sơn tiếp lớp sau.
Vết chổi sơn của sơn lớp trước được vạch thẳng, vết chổi sau phải đè lên một phần của vết chổi trước cho kín mặt sơn. Đến lớp sau, thì phải đảm bảo cho vết chổi sơn lại quét vuông góc với lớp đã sơn sao cho các lớp sơn phủ kín khắp mặt tường hay mặt gỗ, mặt kim loại cần phủ.
Quá trình lăn sơn cũng nên chú ý lăn đều tay, lăn từ trên xuống sao cho lớp sơn được hoàn thành phẳng mịn và đẹp nhất.
Sau khi đã giám sát quá trình thi công thật cẩn thận. Khi công trình đã hoàn thành, kết quả nghiệm thu sơn nước được xác định như sau:
Bề mặt lớp sơn cuối cùng phải đồng màu, không có vết ố, vết loang lổ, vết chổi sơn.
Bề mặt sơn phải phẳng, nhẵn, không bị nứt hay cộm sơn. Mặt lớp sơn phải nhẵn bóng.
Không để lộ màu của lớp sơn nằm dưới lớp phủ trên cùng.
Bề mặt lớp sơn không được có bọt bong bóng khí. Không được có hạt bột sơn vón cục. Không được có vết rạn nứt bề mặt lớp sơn.
Nếu mặt sơn có hoa văn, hoa văn phải theo đúng thiết kế về hình dạng, kích thước, độ đồng đều và nhất là màu sắc.
Trên đây là “nghiệm thu sơn nước như thế nào” do các chuyên gia của công nghệ sơn nước chia sẻ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức để có thể tư mình nghiệm thu kết quả thi công sơn nước cho chính công trình của mình nhé. Chúc bạn thành công.
The post Cách nghiệm thu thi công sơn appeared first on Công nghệ sơn.
]]>